CON NGƯỜI : Sinh vật xấu xa và nguy hiểm nhất? So - TopicsExpress



          

CON NGƯỜI : Sinh vật xấu xa và nguy hiểm nhất? So với những loài vật khác thì con người có lẽ là sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh này vì chúng ta không chỉ săn bắt và giết các loài vật khác mà chúng ta còn xâu xé và tàn sát lẫn nhau. Chúng ta có đủ mọi thói hư tật xấu : nói chối, gian lận, cướp bóc, giết người và giết các loài động vật khác. Và đây là 9 tật xấu đã biến chúng ta thành loài động vật cấp cao độc ác và nguy hiểm nhất. 1. Nói dối Everybody Lies...! Trong cuộc đời chúng ta không ai không từng nói dối, ít nhất là một lần. Đây không chỉ là tính cách mà còn là yếu tố tâm lý nằm trong chính não bộ của chúng ta. Một sự thật không ngờ là chính long tự trọng của mỗi con người đã vô tình sản sinh ra thói nói dối. Chính khi lúc long tự trọng chúng ta bị thử thách hay đe dọa, phản ứng tự động của chúng ta là tìm cách che giấu, lấp liếm hành động của chúng ta nhằm mục đích để bảo vệ danh dự của bản thân mình. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người hầu như nói dối trong các đoạn hội thoại. Trong cuộc nghiên cứu có hơn 60% người tham dự đã nói xạo trong các đoạn hội thoại chỉ kéo dài 10 phút. Các chuyên gia nhận định rằng nói dối thật sự khó hơn là nói sự thật. Một lời nói phải hội đủ rất nhiều điều kiện để trở thành lời nói dối. Trước hết, người nói phải đưa ra lời nói và phải tin rằng lời nói của họ là sai. Sau đó, người nói phải thay đổi giọng điệu và cách nói chuyện để thuyết phục người nghe rằng lời nói của họ là đúng. 2. Bạo lực ( Violence.) Chúng ta ác ngay từ hồi nhỏ... Theo nhà tư tưởng lớn Freud và Hobbes thì bản chất con người là độc ác nhưng một số người tin rằng bản chất trẻ sơ sinh lại trong sáng như phiến đá trắng. Chúng trở nên khác biệt bởi những người xung quanh đã có nhiều hành vi ảnh hưởng nhất định. Nếu ai đã từng dành thời gian cho một đứa trẻ, bạn sẽ gặp một lúc nào đó nó có thể phang ngay món đồ chơi vào mặt bạn nếu không vừa ý và chỉ 5 phút sau nó lại hào phóng cho bạn phần đồ ăn của mình. Chúng ta phải rất mất công dạy dỗ bọn trẻ không được đánh em, ăn cắp, cắn xé, nói bậy qua nhiều năm. Tuy nhiên, bằng chứng này khá mong mảnh để thanh minh cho sự độc ác của người lớn chúng ta. Ngay khi trẻ em biết đi chúng cũng có thể ra tay giúp đỡ người khác kể cả chúng không biết mình có khả năng đó hay không thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng. Chỉ tiếc rằng, trẻ con dễ bị dụ làm việc xấu chỉ bằng vài cái kẹo hay một lời hứa suông. Rõ ràng, việc đó in sâu trong mỗi con người, khi nhận được một thỏa thuận có giá trị người ta sẵn sàng làm những việc trái lương tâm. Bạo lực là một phần không thể thiếu trong lịch sử loài người. Đây là gene đã nằm trong cơ thể cúa chúng ta. Mỗi con người sinh ra đều có tiềm thức là đấu đá và xâu xé nhau. Chũi gene này đã được truyền từ ông cha ta thời nguyên thủy. Tuy nhiên, một nghiêu cứu cho thấy rằng con người thời xưa có xu hướng hòa nhã, thân thiện và yêu hòa bình hơn chúng ta thời hiện tại. Con người thích thú việc đấm đá, chém giết nhau cũng như họ nghiện tình dục, chất kích thích.Xem bạo lực như món giải trí Theo các nhà nghiên cứu, bản tính hung ác là một phần không thể thiếu trong con người chúng ta vì nhờ bản tính này chúng ta mới có thể bảo vệ gia đình, tranh giành thức ăn và nước uống. Chính vì vậy, bản tích hung ác là nhân tố quyết định trong việc sống sót và duy trì giống nòi. Loài người được xếp là một trong những sinh vật có bản tính hung hãn nhất. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa bản chất lạnh nhạt, độc ác, luôn muốn cạnh tranh để sinh tồn đã là một phần trong mỗi chúng ta nhưng điều đó lại trở nên tiêu cực, thái quá trong thế giới hiện đại ngày nay. 3. Ăn cắp (Steal) Hành động này chủ yếu là do nhu cầu mưu sinh. Tuy nhiên, việc ăn cắp có thể là do bản tích hoặc sở thích dù bản thân đã được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ăn. Một nghiên cứu về bản chất của sự ăn cắp diễn ra vào năm 2009. Trong số những người tham dự cuộc khảo sát ấy, một nửa được yêu cầu phải uống thuốc trấn yên còn nửa còn lại thì uống naltrexone; đây là chất kiềm hãm lại các hoặc động thiếu lành mạnh như cờ bạc, tiêm chất kích thích hoặc ăn cắp. Loại thuốc này giảm hẳn các hormones kích thích tư tưởng ăn cắp trong não của những người được cho uống loại chất này và các cảm giác thỏa mãn khi thực hiện hành vi ăn cắp. Kết quả là tỷ lệ ăn cắp của nhóm người được cho uống naltrexone ít hơn rất nhiều so với nhóm chỉ uống thuốc trấn yên. Từ đó các nhà kho học kết luận rằng tính ăn cắp là do di truyền 4. Gian lận (Fraudulent) Mặc dù đa số người bảo rằng thật thà là một trong những giá trị đạo đức quan trọng, đa số họ đều thừa nhận rằng gian lận một số trường hợp chấp nhận được. Ví dụ, khi được hỏi, trung bình một trong năm người Mỹ đều nói rằng trốn thuế là việc chấp nhận được. Ngay cả những người có giá trị đạo đức cao cũng phải thừa nhận rằng gian lận thỉnh thoảng chấp nhận được. Thậm chí ngay cả việc ngoại tình cũng được cho là chấp nhận được. Chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc ngoại tình của các diễn viên ca sĩ nổi tiếng hay thậm chí là các chính trị gia. Từ năm 1995 đến 1997, Lewinsky thừa nhận mình có quan hệ “không trong sáng” với Tổng thống Clinton tại phòng Bầu dục. Trước đó, Bill Clinton đã phải đương đầu với các cáo buộc về hành vi tình dục sai trái khi tuyên bố các mối quan hệ “ngoài luồng” với hai người khác. Vụ bê bối bị phanh phui khi Linda Tripp, đồng nghiệp của cô thực tập sinh Lewinsky, thu âm các cuộc điện thoại và những lần “gặp gỡ riêng tư” của hai người và trình đoạn băng ghi âm đó lên tòa. Mặc dù mọi người đều biết tổng thống Bill Clinton là người tài giỏi và đức độ đế cỡ nào. Ông đã từng bay tới Bắc Triều Tiên để giải cứu 2 công dân mỹ bị Bình Nhưỡng giam giữ. Do vậy, con người thường hay không hoàn toàn theo được lối sống đạo đức mà do học đề ra. 5. Thói quen không lành mạnh (Unhealthy habits) Mọi hành động sai trái có thể sẽ khó mà gây ra hậu quả khôn lường nếu không tồn tại cái gọi là thói quen. Mặc dù chúng ta biết rằng những tác hại của thói quen không lành mạnh nhưng họ không thể nào bỏ đi thói quen đó được. Không phải là vì chúng ta quên hững rủi ro nhưng chúng ta thường là những người sống cho hiện tại và ít suy nghĩ tới tương lai. Những lý do mà con người thường đưa ra khi chúng ta không thể bỏ được những thói hư tậ xấu: + Mặc kệ những rủi ro kia + sống theo lề lối của xã hội + không thể nào hiểu được những rõ rủi ro + Đơn giản hóa vấn đề bằng cách đưa ra những trường hợp ngoại lệ + Do di truyền Ví dụ, một người nghiện thuốc nặng nói rằng tôi hiện có bị cái gì đâu hoặc là bà tôi hút thuốc mà vẫn sống tới 90 đấy thôi. 6. Bắt nạt (Bullying) Nhiều cuộc khảo sáng đã chỉ ra rằng đa số các học sinh từ tiểu học đến trung học đều bị bắt nạt. Nghiêm trọng hơn kẻ có hành vi bắt nạt các bạn trong lớp cũng thường xuyên ăn hiếp các anh chị em trong nhà. Nếu trẻ đã có hành vi bắt nạt trong gia đình mà ba mẹ không phát hiện ra được thì có khả năng hành vi này sẽ lan rộng vào môi trường học đường. Tuy nhiên, bắt nạt không chỉ là trò chơi của trẻ em. Một nghiên cứu khác đã cho thấy rằng ở Mỹ, 30% nhân viên văn phòng bị nhục mạ bởi sếp hoặc các đồng nghiệp, từ việc chơi xấu nhau trong công việc tới việc sỉ nhục danh dự. Hành vi bắt nạt luôn theo chiều hướng tăng dần và xấu đi.... 7. Áp lực công việc (Work pressure) Áp lực là một trong những nhân tố dẫn đến các bệnh về tim mạch hoặc thậm chí là nguyên nhân gây ra sự trầm cảm hoặc quyên sinh. Văn phòng là một trong những nơi có mật độ áp lực khủng khiếp nhất. Hơn 600 triệu người mỗi tuần đều bỏ ra 48 tiếng mỗi tuần chỉ để làm thêm, theo thống kê của tố chức lao động thế giới. Cộng thêm với những tiến bộ trong công nghệ thông tin áp lực công việc càng ngày càng lớn dần. Một cuộc khảo sát cho thấy rằng hơn một nữa dân số Mỹ đều mang công việc về nhà làm. Tập thể dục và ngủ là hai cách tốt nhất để giảm áp lực công việc. 8. Cờ bạc (Gambling) Máu cờ bạc cũng chính là hệ quả của việc di truyền và lúc nào cũng ở trong tâm trí của chúng ta. Khi chúng ta tham ga cờ bạc, chính cảm giác chiến thằng đã điều khiển cảm xúc của chúng ta và truyền ham muốn vào não bộ. Khi người chơi đã ở gần tới chiến thắng, họ càng hăng máu hơn và cố gắng tiếp tục để chiến thắng. Điều tương tự xảy ra khi họ thua, người tham gia cũng sẻ cố gắng tìm cách gỡ gạc lại. Mặc dù trước khi tham gia cờ bạc họ dự trù là mình sẽ tham gia tới mức độ nào thậm chí họ tính toán rất kỹ. Nhưng khi tâm lý của họ hoàn toàn đổi khi họ liên tiếp nhận thất bại. Họ sẽ tiếp tục chơi nhiều hơn cả số tiền và số lần họ dự định đánh cược vào cuộc chơi. 9. Nói xấu (Defame) Theo quá trình tiến hóa, con người được lập trình để đánh giá và bình phẩm lẫn nhau. Các mối quan hệ xã hội thường được duy trì theo cách này. Nói xấu chính là nguyên nhân hình thành nên cách nhóm khác nhau trong xã hội loài người. Các nhóm này thường có cùng mục tiêu là hay bình phẩm và nói xấu lẫn nhau. Và nói xấu cũng thường bị mọi người hiểu lầm là để bảo vệ lòng tự trọng. Mục đích của việc nói xấu không phải là nói thật hoặc là cung cấp một thông tin xác thực nào đó. Đơn giản chỉ là để xây dựng sợi dây liên kết giữa những người có cùng chung một mâu thuẫn với người thứ hoặc nhóm nào khác. Khi hai người đều không thích một sự việc tương tự, điều này giúp họ xích lại gần nhau hơn
Posted on: Mon, 21 Oct 2013 14:35:46 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015