CỐ ĐẤM ĂN XÔI: Trước sự thật rõ ràng là khi cái - TopicsExpress



          

CỐ ĐẤM ĂN XÔI: Trước sự thật rõ ràng là khi cái gọi là "Tuyên bố 258" của những kẻ bậu xậu thất bại thảm hại vì những tiếng nói của những người tham gia phản bác Tuyên bố phản dân hại nước này - các vị zân xĩ bề trên vội vàng tung ra một..Tuyên bố khác, có vẻ hài hoà hơn, nhưng cũng không lộ được bản chất bất mãn, rắn rết... Trước giờ kết thúc ký tên phản bác, mời các bạn cùng "tưởng nhớ" những vị này qua bài viết sau: Ông Nguyễn Trần Bạt nói về những “nhân sĩ, trí thức" Nguồn: Blogger Tư Mã Thiên ---- Trong bài trả lời phỏng vấn báo Đại Đoàn Kết có tựa đề “Rủi ro nhất của khủng hoảng kinh tế là để xã hội bất ổn”ngày 29/9/2013, ông Nguyễn Trần Bạt, nhà tư tưởng hàng đầu, người nổi tiếng với những lập luận sắc sảo, đầy tính nhân văn, đã nói về một số trí thức, dù không nói trực tiếp là ai nhưng qua nội dung chúng ta đều có thể đoán ra đây là những vị “nhân sĩ, trí thức yêu nước” lúc nào cũng xuất hiện trong các bản tuyên bố, thư ngỏ, kiến nghị trong thời gian vừa qua. Đầu tiên là chỉ ra nguyên nhân bất mãn: “Những năm mở cửa vừa qua đã giúp một bộ phận dân chúng đô thị có điều kiện sống tốt hơn nên bây giờ khó khăn một chút là bất mãn” và ông cũng phân tích nguyên nhân sâu xa của bất mãn: “những người nhìn cuộc đời qua tâm trạng của mình”. Quả là chính xác, những người như Quang A, Huệ Chi, Tương Lai, Lê Hiếu Đằng… đều là những người như vậy, họ là những trí thức có nhiều tham vọng, nhưng rốt cục thì những bất mãn hay tâm trạng của họ được phản ánh thành “đất nước lâm nguy”. Ông Bạt chỉ ra rằng những người này luôn chỉ trích mà chỉ trích thì rất dễ: “Tôi phải nói thẳng rằng tôi không thích những ý kiến luôn luôn chỉ trích và đòi thay thế thể chế. Bởi vì chỉ trích dễ lắm, nhưng làm thì khó”, “Tất cả những ý kiến chỉ trích cá nhân những nhà lãnh đạo, chỉ trích thực trạng kinh tế, xã hội tôi nghĩ đều không tích cực. Phân tích nó thì được, nhưng đem chỉ trích, bêu riếu nó thì không nên”. Ông cũng thẳng thắn phê phán những người đòi thay đổi thể chế: “Đối với người Việt Nam, thể chế chính trị mà chúng ta đang có cho dù còn có những khiếm khuyết thì nó vẫn là một thể chế mà mỗi một người đã cam kết sống với nó. Tôi sinh năm 1946, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời năm 1945. Phải nói cho sòng phẳng, nền cộng hòa này đối với tôi là nền cộng hòa của tôi, tôi phải chăm chút giống như ngôi nhà của tôi, dột thì tôi phải lợp lại. Tôi nghĩ rằng mọi nền cộng hòa đều phải sửa chữa. Tôi đã nghiên cứu và rút ra một kết luận là mọi nền cộng hòa đều phải sửa chữa thường xuyên. Nền Cộng hòa của Hoa Kỳ cũng đang phải sửa, tại sao chúng ta không sửa mà chúng ta đòi thay nó. Thay bằng cái gì?”. Câu hỏi của ông Bạt là đang nói về việc Quang A, Huệ Chi, Tương Lai, Lê Hiếu Đằng đang đòi thay bằng thể chế Mỹ ! Và ông Bạt cũng đưa ra khuyến nghị: “Nếu xã hội chúng ta kêu gọi sự phát huy, đi tìm kiếm giải pháp, sáng kiến, lối thoát mà không chỉ trích nữa thì tôi nghĩ rằng tất cả các cuộc hội thảo sẽ trở nên những cuộc hội thảo lịch sử. Bởi đấy là lúc xã hội ghé một vai gánh với Đảng và Chính phủ để chứng minh rằng xã hội chúng ta là một xã hội hòa bình, mọi người đều làm chính trị theo địa vị của mình chứ không đòi thay thế vị trí các nhà lãnh đạo”. Với một trí thức có trình độ và tâm huyết như ông Nguyễn Trần Bạt thì những việc làm của các vị nhân sĩ, trí thức vừa qua như việc ký tuyên bố quyền dân sự, chính trị chỉ là những trò trẻ con, “góp sức” làm đất nước thêm bất ổn. Xin dẫn lại câu thơ của Nguyễn Du được ông Bạt nhắc đến trong bài phỏng vấn để gửi đến các vị “nhân sĩ, trí thức yêu nước”: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình lại thấy thương mình xót xa. ---- Ảnh: khiếp, mới chưa đầy 2 năm mà chắc có tới hàng trăm cái Tuyên bố, kiến nghị, Tuyên cáo ...của các vị này rồi nhể? Hình như vì..tiếc nhớ thói quen đc ký!
Posted on: Mon, 30 Sep 2013 15:48:57 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015