Vực lại sự nghiệp sau khi công ty phá sản Sự - TopicsExpress



          

Vực lại sự nghiệp sau khi công ty phá sản Sự thất bại của công ty có thể chỉ do một số người gây ra nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả nhân viên trực thuộc, và sự nghiệp của mọi người có thể bị chững lại bởi biến cố này. Nếu không may rơi vào tình huống như vậy, bạn sẽ phải đối mặt với hai thách thức: - Bạn cần chứng tỏ mình không đóng góp vào tình trạng tồi tệ hiện tại của công ty. - Bạn cần tránh “động chạm” đến công ty khi đối phó với thách thức thứ nhất. Dưới đây là những điều bạn có thể làm để vực lại sự nghiệp sau khi công ty phá sản: Hãy nhớ rằng chúng ta đang trong một thế giới nhỏ Điều đầu tiên cần nhớ là trong thế giới nghề nghiệp, tất cả chúng ta đều được kết nối. Bạn không bao giờ biết được rằng bạn có thể làm việc cho ai và với ai trong tương lai. Hãy cẩn trọng, đừng nói điều gì có thể ảnh hưởng xấu tới đồng nghiệp của bạn hoặc nhóm quản lý vừa gây ra biến cố cho công ty. Ai cũng có thể phạm sai lầm và bạn cũng vậy Tiếp theo, hãy bình tĩnh và giữ vững tinh thần. Bạn có thể tức giận và xấu hổ bởi sự phá sản của công ty. Thậm chí bạn có thể chỉ tên người cụ thể trong công ty mà bạn cho rằng phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại đó. Nhưng trước khi làm vậy, hãy hỏi bản thân: “Liệu mình có đủ hoàn hảo đến mức không bao giờ phạm sai lầm không?”. Sử dụng công thức “Trải nghiệm = Học hỏi = Trưởng thành” để giải thích những gì đã xảy ra Vì phải đi tìm việc và tiếp tục xây dựng mối quan hệ, bạn có thể gặp nhiều người muốn nghe cụ thể về những gì đã xảy ra với công ty. Họ có thể ép bạn đưa ra những nhận định tiêu cực về công ty. Lúc này, hãy giữ vững lập trường, đừng sa đà vào cuộc “điều tra” của họ. Hãy đưa họ trở lại thực tế bằng cách kết nối với sự thật. Quan trọng hơn, hãy tận dụng sự kém may mắn của công ty để chứng tỏ sự chuyên nghiệp của bạn. Dưới đây là những điều bạn có thể nói: - “Những gì đã xảy ra là một trải nghiệm mang lại nhiều ý nghĩa”. Bạn đừng nói đó là “trải nghiệm tồi tệ” và tất nhiên, bạn không thể nói đó là trải nghiệm tốt. Hãy miêu tả một cách trung lập và khái quát. - “Chúng tôi đã làm những gì có thể nhưng sai lầm đã xảy ra”. Đừng giải thích dài dòng về nguyên nhân của sự việc dẫn tới lùm xùm của công ty bạn. Nó sẽ khiến bạn phải ngồi vào “chiếc ghế nóng” với hàng loạt câu hỏi. Cũng đừng hớ hênh nói những điều xấu về công ty, đội ngũ quản lý và đồng nghiệp cũ của bạn, bởi chúng có thể bị bóp méo thành những điều tồi tệ, còn bạn thì bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng mới. - “Tôi đã học được rất nhiều điều và muốn tận dụng chúng”. Hãy tập trung vào bài học rút ra trong thời gian bạn làm việc cho công ty. Nên nêu ít nhất 3 điều bạn có thể làm khác đi nếu tình huống tương tự xảy ra trong tương lai. Hãy cho thấy thất bại của công ty đã cho bạn trải nghiệm có ích để tiếp tục công việc trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Sự nghiệp sẽ không kết thúc hay chững lại nếu bạn quyết tâm Có một câu nói cổ có thể áp dụng ở đây: “Điều không thể hạ gục chúng ta sẽ khiến chúng ta mạnh mẽ hơn”. Sai lầm của công ty sẽ không “giết chết” sự nghiệp của bạn. Thay vào đó, trải nghiệm của bạn tại công ty sẽ cho bạn cơ hội chứng tỏ mình với nhà tuyển dụng mới, điều quan trọng là bạn cần duy trì sự nghiệp của mình đúng hướng. Theo VŨ HUYỀN (TTO/AOL)
Posted on: Tue, 03 Dec 2013 02:21:23 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015