Điểm tin thời sự thế giới, Thứ Ba ngày - TopicsExpress



          

Điểm tin thời sự thế giới, Thứ Ba ngày 17/09/2013 (Vivian tổng hợp và chuyển ngữ) Cảnh sát đã cảnh báo trước khi có cuộc nổ súng tại Navy Yard WASHINGTON / BOSTON – Tháng trước cảnh sát Rhode Island đã cảnh báo Hải Quân Hoa Kỳ rằng, tay súng Aaraon Alexis từng được "nhận dạng qua giọng nói" đồng thời dấy lên câu hỏi về việc ông ta có thể loại trừ bảo an tại căn cứ, khi nổ súng bắn điên cuồng. Alexis là cựu lính trừ bị Hải Quân và cũng là nhân viên hợp đồng của Hải Quân, hôm Thứ Hai 16-09 đã nổ súng tại Bộ Chỉ Huy Hệ Thống Hải Quân, giết hại 12 người trước khi bị cảnh sát bắn chết. Vụ nổ súng cách Thủ Đô Hoa Kỳ một dặm rưỡi, cách Nhà Trắng ba dặm, đã gây chấn động Washington. Ngũ Giác Đài sẽ xem xét lại an ninh tại các căn cứ quân sự trên toàn thế giới. Nhà Trắng cam kết xem xét lại tiêu chuẩn về nhân viên hợp đồng của chính phủ liên bang. Một báo cáo của Tổng Thanh Tra thuộc Bộ Quốc Phòng công bố hôm Thứ Ba 17-09 cho thấy, sai sót an ninh đã cho phép 52 tội phạm bị kết án có thể xâm nhập vào cơ sở Hải Quân, và vì ngân sách cắt giảm khiến việc kiểm soát bị suy yếu. Cũng trong ngày Thứ Ba 17-09, thủ đô Hoa Kỳ tưởng niệm các nạn nhân bị sát hạ. Họ là những công dân Mỹ, tuổitừ 43 đến 73 . Mỹ chuẩn bị kiểm soát tòa nhà chọc trời của Iran MANHATTAN, New York – Một bản thông báo của Bộ Tư Pháp cho biết: Hoa Kỳ đang thiết lập quyền kiểm soát tòa nhà chọc trời 36 tầng thuộcquyền sở hữu bí mật của Iran, mặc dù phán quyết này có thể bị khiếu nại. Việc thu giữ và rao bán tòa nhà ở Đại Lộ Số Năm ( Fith Avenue) ngay trung tâm thành phố New York sẽ là "việc tịch thu có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố lớn chưa từng có." Ông Preet Bharara, Công Tố Viên Liên Bang tại Manhattan nói rằng, quyết định duy trì tuyên cáo của Bộ Tư Pháp đối với tòa nhà "đã là (và đang là) mặt trận của Ngân hàng Melli, và cũng là mặt trận của Chính Phủ Iran." Công Tố Viên Bharara nói rằng, tiền thu được từ việc bán tòa nhà sẽ dùng "làm phương tiện bồi thường, cho những nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố Iran." Chủ sở hữu tòa nhà là Qũy Alavi và Công Ty Assa, đã chuyển thu nhập từ việc cho thuê tòa nhà và những ngân qũy khác, cho Ngân Hàng Melli do chính phủ Iran làm chủ. Qũy Alavi cũng điều hành một tổ chức từ thiện của Iran, và quản lý tòa nhà cho chính phủ. Được biết tòa nhà do tổ chức phi lợi nhuật của Quốc Vương Iran xây dựng vào thập niên 1970 – được ngân hàng Melli cho vay để tài trợ ; các công tố viên cáo buộc chính phủ mới của Iran đã tiếm quyền sở hữu tòa nhà. Quỹ lợi nhuận của Quốc Vương Shah là Qũy Pahlavi, đổi thành Qũy Mostazanfan, sau đó là Qũy Alavi. Năm 2009 cựu chủ tịch của Qũy Alavi đã nhận tội cản trở tư pháp, khi hủy bằng chứng có liên quan đến vụ án được đệ đơn lần đầu tiên vào năm 2008. Qũy Alvai đang có kế hoạch kháng cáo, tuyên bố trên trang web của họ rằng, họ “thất vọng” về phán quyết của Bộ Tư Pháp, và rằng "không có cơ hội bác bỏ bằng chứng về Chính Phủ trước bồi thẩm đoàn." Văn phòng ngân sách của Nhà Trắng báo động WASHINGTON - Văn phòng ngân sách của Nhà Trắng chỉ đạo cho các cơ quan liên bang chuẩn bị trước, vì có khả năng chính quyền liên bang phải ngưng hoạt động, nếu Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ không tìm được sự thỏa hiệp về vấn đề ngân sách. Đảng Cộng Hòa Bảo Thủ hối thúc cắt giảm chi tiêu, cố gắng cắt đứt nguồn tài trợ về luật y tế năm 2011 của Tổng Thống Obama; hai bên đang có rắc rối e rằng khó đạt được một thỏa thuận về ngân sách, trước khi kết thúc năm tài chính 2013 vào ngày 30-09. Bà Syvia Mathews Burwell, giám đốc ngân sách Nhà Trắng yêu cầu các cơ quan liên quan làm một bản danh sách, giữ lại những nhân viên cốt cán để duy trì mọi dịch vụ cần thiết của chính phủ. Hãy sẵn sàng chờ đón IOS 7 USA – Một sự thay đổi duy nhất và lớn nhất được báo trước về quan điểm, về cảm thụ và về phong cách của iPhone đối với lịch sử của thiết bị này, đó là phiên bản mới nhất có trong hệ thống điều hành của iPhone trực tiếp hiện hữu trong điện thoại và bảng máy tính, giúp chủ nhân có thể cài đặt và tải xuống trong ngày Thứ Tư 18-09. Dưới đây là những gì mong đợi và những gì phải làm, để nâng cấp một kinh nghiệm đáng giá. Thứ nhất là khả năng tương ứng (compatibility). Không giống hệ sinh thái sắc màu nhếch nhác của Android, Apple kiểm soát chặt chẽ các thiết bị thông minh (iDevices), để bảo đảm những thiết bị này luôn hữu dụng, càng lâu càng tốt. Thứ hai là cập nhật và sao lưu (update & back up). Trước khi cố tải và cài đặt cập nhật, hãy chắc chắn rằng tất cả mọi ứng dụng hiện tại đều được cập nhật. Nếu không, hãy tải xuống và cài đặt phiên bản mới nhất, sau đó sao lưu thiết bị để bảo việ nội dung. Thứ ba là tải xuống khi ở nhà, không làm khi đang di chuyển. Phải cẩn thận vì sự nâng cấp hệ thống điều hành đầy đủ là một "tập dầy," không thể để kết nối qua 3G hay LTE. Cuối cùng là đừng để những sai lầm làm phiền bạn. Không có một sự phát hành đầu tiên nào hoàn hảo100% , kể cả Apple – hãy nhớ sự thất bại của Maps- vì thế niềm an ủi thực tế là công ty đã sẵn sàng phát triển phiên bản thay thế để sửa chữa, những đối chỏi tiềm nếu có sẽ được đẩy đi rất nhanh. Lại tìm kiếm giải pháp cho Syria UNITED NATION / MOSCOW – Thứ Ba 17-9 tại trung tâm hội nghị của LHQ ở New York, các nhà ngoại giao Anh-Pháp-Nga-Trung Quốc thảo luận về giải pháp phân giải do Hội Đồng Bảo An LHQ dự thảo về việc loại bỏ vũ khí hóa học của Syria, trong lúc Nga và Pháp “đụng độ” khi Moscow nhấn mạnh rằng, Tổng Thống Bashar al-Assad vô tội trong vụ tấn công thường dân bằng khí độc ngày 21-08-2013 . Hội Đồng Bảo An của 15 quốc gia tập trung vào cách giải quyết sự việc, nhưng các nhà ngoại giao của LHQ cũng chưa rõ khi nào cuộc bỏ phiếu. Bản dự thảo hiện nay trở lại vấn đề sẽ áp dụng vũ lực, nếu Syria không tuân thủ lời cam kết, mặc dù Nga chắc chắn rằng hầu hết những yêu cầu sẽ bị xóa bỏ. Trong khi đó Israel trước đây vốn không công khai can dự vào cuộc nội chiến của Syria, nay họ muốn Tổng Thống Assad bị lật đổ. Tổng Thống Obama đe dọa quân đội Hoa Kỳ sẽ tấn công Syria cho biết, ngay cả khi có thỏa thuận hủy bỏ vũ khí hóa học của Syria, cuối cùng cũng phải có cuộc chuyển đổi chính trị tại Syria, và Tổng Thống Assad phải từ bỏ quyền lực. Pakistan sẽ trả tự do cho ông Baradar ANKARA – Thứ Ba 17-9 Thủ Tướng Pakistan Nawaz Sharif lập lại rằng, đất nước của ông sẽ trả tự do cho ông Mullah Abdul Ghani Baradar, cựu lãnh tụ số 2 của Taliban ở Afghanistan, tuy nhiên chi tiết như thế nào sẽ được ông công bố, khi trở về Pakistan trong tuần này. Hoa Kỳ và Afghanistan từ lâu đã ép Pakistan trả tự do cho ông Baradar và những nhân vật cao cấp của Taliban khác, những người có thể mời gọi các nhà lãnh đạo ôn hòa của Taliban ngồi vào bàn đàm phán, chuyển đổi các cuộc nổi dậy thành phong trào chính trị. Ông Sartaj Aziz, cố vấn của Thủ Tướng Sharif trao đổi với hãng Reuters rằng, Islamabad dự định trả tự do cho ông Baradar, trong lần Tổng Thống Hamid Karzai đến thăm Pakistan hồi tháng trước. Số phận của ông Baradar là trung tâm điểm cho những nỗ lực của Afghanistan, để khởi động tiến trình hòa bình đã bị ngưng trệ và nỗi lo lắng về an ninh quốc gia, khi hầu hết các đơn vị của NATO chuẩn bị rút quân ra khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014. Lũ lụt tại Acapulco, Mexico ACAPULCO, Mexico – Khu nghỉ mát nổi tiếng tại bãi biển Acapulco của Mexico thật hỗn loạn trong ngày Thứ Ba 17-9. Khách sạn thiếu phần ăn cho hàng ngàn du khách bị mắc kẹt khi lũ lụt tuôn vào nhà và xe hơi, sau những cơn bão gây thiệt hại trầm trọng, và đã khiến ít nhất 55 người thiệt mạng. Hình ảnh trên đài truyền hình cho thấy trạm khởi hành của sân bay quốc tế bị nhận chìm trong nước, công nhân lội trong giòng nước để bảo vệ cho gần 40.000 du khách ra khỏi nơi lầy lội, trong khi con đường chính dẫn vào thành phố bị nước lũ và bùn lầy phong tỏa. Mưa xối xả ba ngày không dứt, cắt đứt nhiều tuyến đường dẫn vào khu nghỉ mát ở Thái Bình Dương, nơi có 75.000 người. Trong thời hoàng kim, Acapulco là thỏi nam châm thu hút các ngôi sao Hollywood; tuy nhiên năm 2012 tại đây đã có tỷ lệ giết người cao nhất Mexico, vì làn sóng bạo lực của các băng đảng ma túy. Lũ lụt làm gián đoạn việc giao chuyển vật tư, tạo ra nhiều ưu phiền cho Acapulco, thành phố sống bằng du lịch. Tổng Thống Obam sẽ đối thoại với Tổng Thống Rouhani WASHINGTON – Tổng Thống Obama cho biết: Tân Tổng Thống Hassan Rouhani của Iran dường như muốn mở cuộc đối thoại với Hoa Kỳ, và ông sẵn sàng thử nghiệm trường hợp này. Lời bình luận củaTổng Thống Obama, khi ông trả lời phỏng vấn của mạng lưới thông tin Telemundo nói tiếng Tây Ban Nha, là dấu hiệu mới nhất nhà lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ muốn nhảy từ cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học Syria, sang việc tìm kiếm một thỏa hiệp ngoại giao mới nhằm bảo đảm Iran không phát triển vũ khí hạt nhân. Cuối tuần qua, Tổng Thống Obama tiết lộ rằng, ông và Tổng Thống Rouhani đã trao đổi thư từ về sự bế tắc giữa Hoa Kỳ và Iran. Cả hai nhà lãnh đạo sẽ có mặt tại Đại Hội Đồng LHQ ở New York trong tuần tới, mặc dù các quan chức Nhà Trắng nói rằng, hiện nay hai vị tổng thống không có dự kiến gì khi hội họp. Ủy ban điều tra LHQ đề cập tới tình hình nhân quyền ở Bắc Hàn Cập nhật 18/09/2013. Cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Úc Michael Kirby cho Liên Hiệp Quốc biết về “sự tàn bạo không kể xiết” mà các tù nhân chính trị phải chịu đựng trong các trại ở Bắc Hàn. Cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Úc kiêm trưởng đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc Michael Kirby. (Credit: ABC) Ông Kirby trích dẫn lời khai của những người sống sót thấy trẻ sơ sinh bị dìm chết hoặc phải tồn tại bằng cách ăn thằn lằn. Ông Kirby đã được Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm hồi tháng Ba để cầm đầu một ủy ban điều tra tình hình ở Bắc Hàn. Ông Kirby thách thức Bắc Hàn, một đất nước khép kín theo chủ thuyết Stalin, hãy lên tiếng biện minh và bào chữa cho các hành vi của mình. Ông cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc biết ông sẽ thiết lập danh sách những kẻ vi phạm nhân quyền trong chế độ Bắc Hàn. Bắc Hàn đã từ chối hợp tác với ủy ban điều tra. Ủy ban đã dành những tháng gần đây để thu thập chứng cứ từ những người đào thoát Bắc Hàn và những nạn nhân khác hiện sống ở Nam Hàn và Nhật Bản. Ông Kirby nói với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc: “Những chứng cớ thu thập được cho tới lúc này cho thấy tình trạng vi phạm nghiêm trọng đã phổ biến ở mọi lĩnh vực”. Vào năm tới ông sẽ đệ trình Hội đồng một phúc trình đầy đủ về cuộc điều tra. Ông phát biểu: “Ủy ban điều tra đã nghe lời chứng của những người sống sót từ những trại giam tù nhân chính trị. Những người này đã trải qua tuổi thơ đói khổ và những tội ác không kể xiết trong những trại này. Đây là phương cách trừng phạt tội đồng lõa nhằm trừng phạt các thế hệ khác về ‘tội’ liên quan tới nhận thức và quan điểm chính trị của một người trong gia đình”. Trong số các bằng chứng rõ rệt là lời chứng của một người đàn ông bị giam cầm từ khi mới sinh ra , sống được là nhờ ăn các động vật gặm nhấm, thằn lằn và cỏ, và phải chứng kiến cảnh người ta hành quyết công khai mẹ và anh trai mình. Ông Kirby cũng nghe lời chứng của một người phụ nữ nhìn thấy một người tù chung với mình bị buộc phải dìm chết con của cô ta trong một cái xô. Ngoài ra còn có lời chứng từ một người đàn ông có bổn phận đốt xác những người tù chung bị chết vì đói và rải tro của họ trên các cánh đồng. Ông Kirby cũng ghi nhận những chứng cớ của những người từng bị tra tấn hay cưỡng hiếp, giam cầm vì xem các phim kịch nước ngoài hoặc vì họ muốn giữ niềm tin tôn giáo. Ngoài ra ông còn thu thập chứng cớ về những vụ công dân Nam Hàn hoặc Nhật Bản bị bắt cóc, về sự duy dinh dưỡng ở diện rộng và toàn thể đất nước bị kiểm soát bởi bộ máy tuyên truyền của chế độ Bắc Hàn. Tuy nhiên, nhà ngoại giao Bắc Hàn Kim Yong Ho đã phản bác và nói với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng những bằng chứng này là “ngụy tạo và tưởng tượng do các thế lực thù địch ở Mỹ, Nhật Bản và Bỉ sáng chế ra”. Bắc Hàn cho hay những chứng cớ này là sự vu khống lấy từ “các chất thải, cặn bã của con người”. Tuy nhiên ông Kirby cho rằng “một gram bằng chứng thì có giá trị hơn một kí lô những lời lăng mạ và tấn công vô căn cứ. Cho tới nay bằng chứng mà chúng tôi thâu thập được đều phần lớn chỉ theo một hướng-trong khi chúng tôi thiếu các bằng chứng nói ngược lại”. Bắc Hàn từ lâu đã bị cộng đồng quốc tế trừng phạt vì tiến hành chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử. Ông Kirby nói rằng điều cần thiết là tình trạng vi phạm nhân quyền phải được nêu bật để những kẻ gây ra phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên ông cảnh báo Ủy ban Điều tra của ông “không có trách nhiệm truy tố hoặc phán xét” mà trách nhiệm đó nằm ở cộng đồng quốc tế./AFP Philippines muốn nhờ Mỹ giúp giữ biển Cập nhật 18/09/2013. Hồi 6/2012, ông Obama đã tiếp đón Tổng thống Aquino tại Tòa Bạch ốc Chuyến viếng thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào ngày 11-12/10 tới đây là sự kiện đã được Manila trông đợi từ lâu. Philippines hy vọng chuyến đi sẽ "đem lại động lực mới" cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippines, đồng minh lâu năm đồng thời là thuộc địa cũ của Mỹ tại Á châu, Ngoại trưởng Albert del Rosario được trang tin Bấm globalnation.inquirer.net của nước này dẫn lời. Đây sẽ là chặng cuối chuyến công du Á châu của ông Obama, bắt đầu từ 6/10, tới bốn nước gồm Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines, theo thông báo của Tòa Bạch ốc hôm 13/9. Tới theo lời mời của Tổng thống Aquino, chuyến đi của ông Obama diễn ra giữa lúc hai nước đang có các cuộc thảo luận nhằm mở rộng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại quốc gia Á châu này, vào lúc Philippines đang muốn có đối trọng trước mối đe dọa ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc. Vào 14/9, chỉ một ngày sau tuyên bố chính thức của Tòa Bạch ốc về chuyến công du Á châu, Trợ lý Phát ngôn nhân Văn phòng Tổng thống Philippines Abigail Valte nói bà không chắc liệu hai nhà lãnh đạo có thảo luận về tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines với Trung Quốc hay không. Tuy nhiên, bà nói, Bộ Ngoại giao Philippines sẽ "trình bày vắn tắt" với Tổng thống Hoa Kỳ về vấn đề này, theo trang tin Bấm philstar. Tăng hiện diện của Mỹ ở Á châu Thỏa thuận đang được đàm phán có nội dung cho phép có thêm binh lính, máy bay và tàu bè của Mỹ được tạm thời đi ngang qua Philippines, trong lúc Washington muốn tái tập trung mối quan tâm của mình vào Á châu. Mâu thuẫn về lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Philippines và Việt Nam, tăng cao trong thời gian gần đây Chuyến đi của ông Obama diễn ra sau các chuyến thăm cao cấp của quan chức Hoa Kỳ tới Philippines, với Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel tới hồi đầu tháng, và một phái đoàn thuộc Quốc hội tới hồi tháng Hai. Quốc hội Mỹ đã biểu quyết đóng cửa các căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ tại Philippines khi tâm lý bài Mỹ dâng cao hồi 1991. Nhưng nay, đang phải đối diện với những tranh chấp trên biển với Trung Quốc, Manila đã yêu cầu sự trợ giúp của Hoa Kỳ nhằm có thể kiểm soát vùng biển tốt hơn, globalnation.inquirer.net tường thuật. Về phần mình, Hoa Kỳ đang muốn tăng quan hệ với toàn vùng Đông Nam Á, một phần nhằm đối trọng với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Hồi tháng Sáu, Manila nói muốn trao cho không chỉ Hoa Kỳ mà cả Nhật Bản quyền tiếp cận lớn hơn tới các căn cứ của Philippines. Trung Quốc hôm thứ Sáu đã ra lời cảnh báo mới nhất, nói Mỹ nên đứng ngoài các tranh chấp trên biển giữa Bắc Kinh với Philippines, Việt Nam và Nhật Bản. Chính quyền ông Obama luôn kêu gọi tự do hàng hải và đã tăng hợp tác quân sự với cả Philippines và Việt Nam. Ông Obama sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, diễn ra tại Bali, Indonesia, sau đó sẽ tới Brunei dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và cuối cùng tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp Toàn cầu tại Malaysia trong nỗ lực mở đường tiếp cận nhiều hơn tới thế giới Hồi giáo. Với chuyến đi này, ông Obama coi như đã hoàn tất việc tới thăm tất cả các quốc gia trong khối Asean, trừ hai nước Việt Nam và Lào. Hoa Kỳ đã tỏ ý muốn cải thiện quan hệ với cả hai nước này. Hồi tháng Bảy, ông Obama đã tiếp đón Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong chuyến viếng thăm chính thức thứ hai của một nguyên thủ Việt Nam tới Tòa Bạch ốc kể từ khi kết thúc cuộc chiến Việt Nam tới nay. Ông Obama hứa hẹn sẽ tới thăm Việt Nam, nhưng không nêu thời gian cụ thể./BBC thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=24325&page=3
Posted on: Thu, 19 Sep 2013 05:43:56 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015