MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI Chú - TopicsExpress



          

MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI Chú ý: - Khi làm bài chú ý câu nhận định sẽ ít điểm hơn câu tự luận, có 2 câu nhận định và 1 tự luận. - Khi đề thi có câu nhận định thì phải khẳng định là câu nói đó: “đúng hay sai và giải thích”. PHẤN I NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHIẾM HỮU NÔ LỆ CHƯƠNG I NHÀ NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KỲ CỔ ĐẠI I. Qúa trình hình thành, phát triển của nhà nước phương đông cổ đại: 1.1- Cơ sở hình thành nhà nước: (chú ý trang 5, 6, 11) a. Điều kiện tự nhiên: về vị trí địa lý thì các nước có những điểm chung cơ bản như: đều nằm trên lưu vực các con sông lớn, Khí hậu nhiệt đới: mưa nhiều, độ ẩm cao, có địa hình phức tạp và khép kín. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên trong thời kỳ cổ đại đã ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế - xã hội của các quốc gia. Những ảnh hưởng này có tác động rất lớn đối với quá trình ra đời của nhà nước ở đây đó là: - Khí hậu nhiệt đới đã thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp tưới tiêu phát triển rất sớm - Việc xây dựng các công trình trị thủy – thủy lợi được chú trọng và trở thành nhu cầu cơ bản trong đời sống xã hội của cư dân phương đông cổ đại. - Địa hình khép kín phức tạp làm cho việc sinh sống ở các đồng bằng rất thuận lợi, còn ở những nơi khác thì vô cùng khó khăn. H ệ quả là từ việc tranh giành nguồn đất, nguồn nước để tồn tại và mở rộng thế lực nên nhu cầu tổ chức chiến tranh đã hình thành và cũng trở thành nhu cầu cơ bản đối với dân cư phương đông cổ đại. 1.2- Những thay đổi kinh tế - xã hội dẫn đến hình thành nhà nước: - Điều kiện kinh tế: vào thiên niên kỷ thứ IV TCN, công cụ lao động bằng đồng xuất hiện và được sử dụng trong hoạt động sản xuất nên cư dân phương đông có cuộc sống định canh định cư trên các đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. Từ đó xã hội phương đông bắt đầu có sự phân công lao động và quá trình phân công diễn ra chậm chạp và sự phân lao động xã hội diễn ra 3 lần: + lần 1: tách biệt từ trồng trọt với chăn nuôi + lần 2: thủ công nghiệp với nông nghiệp + Lần 3: thương nghiệp Qua những lần phân công lao động đã làm cho năng suất lao động tăng và sản phẩm dư thừa. Tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và phổ biến dưới chế độ công hữu, đồng thời phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Vì thế chệ độ tư hữu đã xuất hiện nhưng chậm chạp và chủ yếu là tư liệu sinh hoạt. - Điều kiện xã hội: + Sự tác động của chế độ tư hữu và hậu quả của 3 lần phân công lao động đã làm chế độ thị tộc tan rã nhưng không triệt để và được thay thể bởi thị xã nông thôn + Qúa trình xuất hiện giai cấp chậm chạp, mâu thuẫn giai cấp thì chưa thật sâu sắc * Mặc dù vậy nhà nước ở phương đông vẫn ra đời . Nguyên nhân là chịu sự tác động và thúc đẩy của nhu cầu trị thủy, thủy lợi và chiến tranh, vì phải có người quản lý. II. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC: (chú ý trang 18, 19, 20, 21) 1- Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước (bộ máy chung) - Vua: là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao - Quan đầu triều: là người thân tín nhất của vua, nắm giữ các công việc quan trọng trong triều. 2- Nhận xét về bộ máy nhà nước phương đông cổ đại: - về hình thức chính thể là hình thức quân chủ tuyệt đối (quân chủ chuyên chế) - Bộ máy nhà nước còn rất sơ khai và đơn giản. Chức vụ và quan chế chưa rõ rang. Các cơ quan nhà nước ở địa phương chỉ là sự mô phỏng và sao chép trung ương. - Tổ chức bộ máy nhà nước chủ yếu dựa vào quan hệ huyết thống - Bộ máy nhà nước chịu ảnh hưởng tàn dư của chế độ thị tộc, những tín ngưỡng tôn giáo và lễ giáo truyền thống. CHƯƠNG II PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI I. Pháp luật của các quốc gia phương đông cổ đại: (chú ý trang 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33,36) 1- Bộ luật của Hammurapi của Lưỡng Hà: có sự hệ thống hóa rất cao nhất là công tác pháp điển hóa pháp luật. * Nội dung cơ bản: a - Các qui định về hợp đồng: có 3 hợp đồng là mua bán; vay; lĩnh canh - Hợp đồng mua bán: xác định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng , có 3 điều kiện: có người làm chứng; người bán phải là người bán thực sự; tài sản mua bán phải đảm bảo mua bán thực sự (xem trang 28). - Hợp đồng vay tài sản: được qui định khá chi tiết về đối tượng của hợp đồng vay: mức lãi suất và phương thức trả nợ vay. + về đối tượng của hợp đồng vay: vay thóc hoặc vay bạc (xem trang 29) - Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất (xem trang 29) b- Các qui định về hôn nhân gia đình: - Về thủ tục kết hôn: phải có giấy tờ - Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng: công khai sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng; bảo vệ quyền gia trưởng của người chồng, người cha trong gia đình. c- Qui định thừa kế: có 2 hình thức và rất sơ khai (thừa kế theo luật và theo di chúc) (xem trang 30) d- Những qui định về hình phạt và tội phạm: - Hình phạt với mục đích là trừng trị răn đe, mang tính chất trả thù ngang bằng nhau (đồng thái phục thù) chứ không có tính chất giáo dục. 2. Bộ luật Manu của ấn độ, Trug Quốc (xem SGK trang 31, 32, 33, 34) II. Đặc trưng của chế độ phương đông cổ đại: - Pháp luật phương đông cổ đại công khai thừa nhận sự bất bình đẳng (CM ở trang 36) - Pháp luật phương đông cổ đại mang tính chất “Trọng hình, khinh dân”, ranh giới giữa dân luật và hình luật rất mờ nhạt. + Trọng hình nghĩa là hình luật quá nhiều + Khinh dân nghĩa là luật quá sơ sài, gọi là dân sự - Pháp luật phương đông cổ đại thừa nhận nguyên tắc đồng thái phục thù - Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các quan điểm tín ngưỡng tôn giáo + Trình độ lập pháp của phương đông rất thấp + Ngôn ngữ mô tả rất thấp CHƯƠNG III NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI I. Qúa trình hình thành , phát triển và suy vong của nhà nước phương tây cổ đại: 1- Cơ sở hình thành nhà nước: 1.1- Điều kiện tự nhiên: có khí hậu ôn đới thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp; có nhiều khoáng sản và nhiều vịnh hải cảng tự nhiên, địa hình mở; thuận lợi phát triển kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đặc biệt là mậu dịch hang hải. 1.2- Điều kiện kinh tế xã hội: Thế kỷ VIII-TCN trãi qua 3 lần phân công lao động xã hội một cách nhanh chóng và triệt để => chủ yếu là thương nghiệp và thủ công nghiệp. Nền kinh tế phát triển mạnh, làm cho chế độ tư hữu diễn ra nhanh chóng, triệt để, kể cả tư hữu ruộng đất. Từ đó giai cấp xuất hiện xảy ra mâu thuẫn gay gắt dẫn đến nhà nước ra đời. II. Tổ chức bộ máy nhà nước: (xem trang 61, 63). là hình thức cộng hòa quý tộc, chủ nô => có dân chủ nhưng hạn chế. - Nhà nước của Sparta được tổ chức theo hình thức chính thể cộng hòa quí tộc chủ nô, gồm các quan nhà nước sau: Hai vua, Hội đồng trưởng lão; Hội nghị công dân; Hội đồng 5 quan giám sát (xem trang 53, 54). - Nhà nước Athens là hình thức cộng hòa dân chủ chủ nô, gồm các cơ quan nhà nước sau: Hội nghị công dân, Hội đồng 500 người; Hội đồng 10 tướng lĩnh; Tòa bồi thẩm (xem trang 59, 60) - Nhà nước La mã được tổ chức theo hình thức Cộng hòa quý tộc chủ nô gồm những cơ quan chủ yếu sau: Hội nghị công dân; Viện nguyên lão ; Hội đồng quan chấp chính; Hội đồng quan án; Viện quan bảo dân (Viện giám sát) CHƯƠNG IV PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI I. Nội dung: Các qui định về dân sự 1- Quyền sở hữu: (xem trang 72, 73, 74, 75) - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt - Căn cứ phát sinh quyền sở hữu có 2 hình thức: kế tục và tự nhiên - Bảo vệ quyền sở hữu bằng các hình thức như: kiện ra tòa hoặc đòi bồi thường - Hạn chế của chủ sở hữu đối với tài sản => Trình độ lập pháp của người la mã rất cao 2. Nhận xét về pháp luật phương tây cổ đại: - Pháp luật phương tây cổ đại rất phát triển đặc biệt trong lĩnh vực dân sự - khái niệm chuẩn xác, có gía trị pháp lý cao PHẦN II NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN CHƯƠNG I: NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TÂY ÂU 1. Qúa trình hình thành, phát triển và suy vong: 1.1- Cơ sở hình thành (xem trang 78, 79, 80) a- Những chuyển biến nội tại của xã hội người la mã: - Sự khủng hoảng của chế độ chiếm hữu nô lệ: + kinh tế công thương nghiệpnhanh chóng suy sụp + Nô lệ khủng hoảng dẫn đến tranh giành quyền lực + Quân sự mất kiểm soát => xuất hiện quan hệ sản xuất phong kiến (trang 79) 2. Mô hình tổ chức quyền lực nhà nước trong xã hội phong kiến tây âu 2.1- Nền quân chủ chuyên chế ở vương quốc Frăng (thế ký V-IX) (Xem trang từ 87 ,88) 2.2- Chế độ tự quản thành thị (XII-XIII): Một trong những nguyên sâu sa dẫn đến sự sụp đỗ của phong kiến tây âu => vì sự xuất hiện của thành thị và thị dân. (Xem trang 89, 90, 91) 2.3- Nền quân chủ đại diện đẳng cấp (XIII-XV) (xem trang 93, 94, 95, 96) CHƯƠNG II PHÁP LUẬT PHONG KIẾN TÂY ÂU 1- Nội dung cơ bản: của pháp luật phong kiến tây âu: bảo vệ quyền lợi cho lãnh chúa, hà khắc (xem trang 101, 102, 103, 104) 2- Nhận xét: - Nhìn chung có trình độ lập pháp thấp kém - Phát triển hơn thời la mã và Hy Lạp cổ đại - Đặc biệt là trong pháp luật dân sự - Thứ nhất: nhà nước đàn áp, bóc lột quần chúng nhân dân lao động, bảo vệ quyền lợi của tập đoàn phong kiến thế tục và giáo hội. - Thứ hai: kém phát triển hơn so với pháp luật thời Hy La cổ đại vì các nguyên nhân sau: + Một là tình trạng phân quyền cát cứ và kinh tế tự cung tự cấp đã kìm hãm kinh tế hàng hóa, sự thống nhất và phát triển của pháp luật, đặc biệt là luật dân sự. + Hai là (pháp điển hóa pháp luật) tập trung và các cuộc chinh phạt lẫn nhau, không có thời gian xây dựng pháp luật. + Ba là tuyệt đại đa số cư dân bị mù chữ, thậm chí nhiều quý tộc cũng không biết đọc biết viết. + Bốn là pháp luật vẫn mang những phong tục tập quán của thời công xã nguyên thủy CHƯƠNG III NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG 1- Cơ sở hình thành nhà nước phong kiến Trung Quốc: Ra đời từ thế kỷ VIII TCN- III TCN - Việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt làm cho sức sản xuất phát triển nhanh chóng, - Bên cạnh đó chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước đang dần tan rã, hình thành chế độ sở hữu ruống đất vì những lý do: + Chế độ phân phong ruộng đất bị phá vỡ, chế độ tinh điền bị tan rã + quý tộc sử dụng sức lao động của nô lệ để khai khẩn đất hoang và biến thành ruộng đất tư của mình. + do ít ruộng nên phải lĩnh canh thêm ruộng để cày cấy. (xem trang 107, 109) 2- Đặc trưng của nhà nước phong kiến Trung Quốc 2.1- Nhà nước phong kiến TQ là chính thể quân chủ chuyên chế điển hình ở phương đông - Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo trong chính quyền Xem trang 117, 118 PHẦN III NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN CHƯƠNG I: NHÀ NƯỚC TƯ SẢN 1- Tiền đề cách mạng tư sản: (trang 136, 137, 138) a- Tiền đề kinh tế b- Tiền đề chính trị c- Tiền đề tư tưởng 2- Nhà nước tư sản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (trang 144) 3- Nhà nước tư sản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn và chủ nghĩa tư bản hiện đại (trang 145, 146)
Posted on: Fri, 21 Jun 2013 13:50:17 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015