Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston Cập nhật - TopicsExpress



          

Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston Cập nhật 07/11/2013. Trần Đông Đức Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ Ông Hoàng Duy Hùng (thứ hai, phải sang) trong lần thăm nhà riêng Chủ tịch Triết Cuộc bầu cử 2013 vừa qua không có sự thay đổi lớn đáng kể nào trong hệ thống chính trị ở Hoa Kỳ nhưng đối với cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ đây là cú thay đổi ngoạn mục đến bất ngờ. Nghị viên quyền lực Hoàng Duy Hùng của thành phố Houston đã thua cuộc với một nhân vật trẻ tuổi hơn ở cộng đồng, ông Richard Nguyễn, với vốn liếng chính trị khiêm tốn mà cho đến bây giờ, ngoài Houston vẫn chưa ai biết đến. Richard Nguyễn đã quật ngã Hoàng Duy Hùng một cách dứt khoát, không cần đi vào vòng hai như các nghị viên khác ở Houston. Luật sư Hoàng Duy Hùng đã chấp nhận thua cuộc trước số phiếu áp đảo của đối thủ mà trước đây vài tháng ông ta tỏ không quan tâm sự thách thức. Nghị viên thất cử Hoàng Duy Hùng đã thừa nhận ông ta bỏ bê đối thủ vì tin chắc rằng chiến thắng trong tầm tay. Chiến thắng của Richard Nguyễn đã làm cho cộng đồng chống cộng nổi tiếng ở Houston như nhổ được một cái gai trong mắt bấy lâu. Sự nghiệp chính trị của Hoàng Duy Hùng đi lên từ con đường chống cộng tạo nhiều tranh cãi trong các phe nhóm hội đoàn đến đây coi như chấm dứt. Nguyên nhân chính là khi nhập vào dòng chính Hoa Kỳ, đường đường trở thành một nghị viên của một thành phố lớn hàng thứ tư nước Mỹ, ông ta đã thoả hiệp với phía cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, trong chuyến viếng thăm Việt Nam gần đây, Hoàng Duy Hùng có những phát biểu làm hài lòng phía quan chức Việt Nam, cào bằng những vấn đề dân chủ và nhân quyền thậm chí khuynh về Việt Nam liên quan đến một số đề tài về tự do tôn giáo. Nhiều nhân vật trong cộng đồng Việt Nam coi đây là sự phản bội trầm trọng đi ngược lại giá trị cốt lõi của đất nước Hoa Kỳ nơi mà ông đang đại diện. Sau chuyến đi này, giới truyền thông hải ngoại cũng không đụng chạm và thách thức quan điểm tới nhân vật Hoàng Duy Hùng nữa mà xem như nhân vật ở tầm ngoại giới vì địa vị chính trị Hoa Kỳ của ông ta. Một con đường khác Richard Nguyễn có trong tay chính nghĩa của một cộng đồng tị nạn cộng sản đứng sau Trần Trí Hoàng, Việt Kiều Tuy nhiên cộng đồng Việt Nam tại Houston và những người chống Hoàng Duy Hùng đã tìm một con đường khác. Theo anh Trần Trí Hoàng, một thành viên trong Ban Tham Mưu vận động bầu cử cho Richard Nguyễn, kế hoạch vận động gặp nhiều khó khăn về thời gian và tài chánh cho đến ngày cuối cùng của thời hạn nộp đơn. Yếu tố khách quan và tình cờ để thách thức người khổng lồ Hoàng Duy Hùng làm đối thủ không đề phòng. Ban vận động dùng các phương thức kinh điển và phổ thông như tự lập danh sách bầu cử, phân phát thông tin đến từng hộ gia cư, chùa chiền, và nhà thờ. Đương kim nghị viên Hoàng Duy Hùng sẵn có guồng máy liên lạc làm việc trôi chảy và khả năng tài chánh do quỹ vận động và các cơ sở thương mại Hoa Kỳ. Đặc biệt, uỷ ban vận động của nghị viên Hoàng Duy Hùng còn mướn một người Mỹ làm trưởng ban vận động. Đây thực sự là một cuộc tranh cử không cân xứng. Richard Nguyễn hoàn toàn là một nhân vật không được biết đến trong cộng đồng Việt Nam cho nên không có sự huy động nào ngoài Houston. Yếu tố khách quan do chuyện tranh cử giữa hai người gốc Việt sẽ không tạo nên tin thần ủng hộ đồng bào Việt Nam như khi ứng cử viên tranh cử với người bản xứ. Nhưng với sự tự tin của người ủng hộ phe chiến thắng, anh Trần Trí Hoàng tin rằng: Richard Nguyễn có trong tay chính nghĩa của một cộng đồng tị nạn cộng sản đứng sau. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại nói chung không thể bị Hoàng Duy Hùng xúc phạm. Với một thái độ dứt khoát và cảm xúc có phần cá nhân chồng chất bấy lâu về nhân vật Hoàng Duy Hùng, Trần Trí Hoàng còn cho rằng yếu tố khinh địch đối phương mà bị thua không phải là toàn bộ câu chuyện. Trên tất cả đó là vấn đề lập trường và nhân cách của hai ứng cử viên. Lập trường tạo nhân cách. Không ai có thể chấp nhận được chuyện một nghị viên Hoa Kỳ tiếp xúc với phái đoàn ngoại giao Việt, tới tận tư gia của họ ở Việt Nam và nói lên những điều trái ngược với niềm tin và nguyện vọng của một cộng đồng hải ngoại như thế! Nghị Viên Bí Mật Ông Richard Nguyễn (ngoài cùng, trái) là một đối thủ kém tên tuổi trước khi giành chiến thắng bất ngờ Trả lời với thông tín viên BBC, ông Hoàng Duy Hùng coi đây là ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời. Không chỉ chúc mừng tâm nghị viên theo lối xã giao Hoa Kỳ mà Hoàng Duy Hùng còn thừa nhận phe Bế Quan Toả Cảng đã thắng. Phiếm chỉ về một trạng thái cự tuyệt ngoại giao với Tây Phương dưới thời nhà Nguyễn mà ông gán cho cộng đồng Việt Nam ủng hộ Richard Nguyễn, trong một bức thư, Hoàng Duy Hùng không giấu được cảm xúc chua chát mà ông gọi là quê và nhục là đã thua cuộc trước một đối thủ vô danh. Hiện nay, người Việt khắp nơi đang háo hức về thông tin về một tân nghị viên bí mật Richard Nguyễn. Chỉ biết được qua một số thông tin từ thân hữu: Nguyễn là một người trẻ, có năng lực và một lập trường vững chắc. Thân phụ của anh là một cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Richard Nguyễn cũng từng là một nhà giáo tại Hoa Kỳ nên anh ta sẽ rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và an sinh của người dân trong vùng. Do sự thiết kế về cấu trúc chính trị Hoa Kỳ, nghị viên thành phố Houston là một trong những đơn vị dân cử quyền lực nhất là người Mỹ gốc Việt đạt được. Người Mỹ gốc Việt tuy đã đạt tới chức dân biểu Hoa Kỳ như Cao Quang Ánh (nay đã mãn nhiệm) và Tạ Đức Trí, đương kim thị trưởng Westminster ở California nhưng Houston vẫn là một đơn vị thành phố có giá trị thực quyền liên quan đến ngoại giao và thương mại cho toàn liên bang Hoa Kỳ. Làm nghị viên thành phố, luật sư Hoàng Duy Hùng trước đây từng tham gia vào các đề án của thành phố và tạo sức xúc tác kinh tế thương mại với nhà cầm quyền Việt Nam và cả Trung Quốc. Sự thất cử của một người gốc Việt vào tay một người gốc Việt khác đang trở nên một đề tài thú vị. Người Việt khắp nơi trên đất Hoa Kỳ dường như đang đợi tân nghị viên Richard Nguyễn xuất hiện. Bài viết phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, người đang là chủ biên tờ Người Việt Đông Bắc tại Hoa Kỳ./BBC Peter Grier - Liệu John F. Kennedy có rút quân khỏi Việt Nam? Diên Vỹ chuyển ngữ Nguồn: The Christian Science Monitor Tổng thống John F. Kenney ngồi với Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara tại Phòng Bầu dục ngày 23 tháng Giêng 1961 - Ảnh: Cecil Stoughton/Nhà Trắng trích từ Thư viện John Fitzgerald Kennedy, Boston Trong những tuần cuối đời mình, Tổng thống John F. Kennedy đã dùng rất nhiều thời gian trăn trở về khó khăn ngày càng lớn về chính sách ngoại giao tại Việt Nam. Liệu ông có thể tránh được thảm kịch tăng cường can thiệp vào Đông nam Á như người kế nhiệm Lyndon B Johnson đã làm vẫn là một câu hỏi “Giả sử?” lớn trong vấn đề địa chính trị trong thế kỷ 20. Có thể ông đã điều động hàng trăm nghìn lính Hoa Kỳ vào tham chiến tại Việt Nam, như LBJ đã làm. Kennedy là một đảng viên Dân chủ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, có nghĩa là ông là một người chống cộng kiên định. Em trai ông là Robert Kenndy nói trong một phỏng vấn lịch sử vào năm 1964 rằng JFK không bao giờ nghĩ đến việc rút quân khỏi Việt Nam và quả quyết rằng Hoa Kỳ phải đứng vững ở đấy để chống lại sự bành trướng của khối Sô Viết. Nhưng một số nhà sử học hiện đại lại nghĩ khác. Cơn khủng hoảng tên lửa hạt nhân tại Cuba đã dạy Kennedy rằng không nên tin tưởng vào những lời khuyên của các quan chức an ninh quốc gia diều hâu. Trong khi đó, năm 1963 tại Phòng Bầu dục, Việt Nam có vẻ là một quốc gia bất ổn tại một góc trời xa vời và lộn xộn. “Những hành động và tuyên bố của Kennedy đều cho thấy một tình trạng giảm căng thẳng được quản lý chặt chẽ, không như chính sách can thiệp đã xảy ra dưới thời LBJ,” giáo sư sử học đã về hưu Robert Dallek thuộc Đại học Boston đã viết trong cuốn tiểu sử về JFK “Một Cuộc đời Dang dở.” Năm mươi năm trước vào tuần này, khó khăn của Kennedy là giải quyết hệ quả của một cuộc đảo chính đầy bạo lực tại Việt Nam. Chính phủ của vị tổng thống bị lật đổ là Ngô Đình Diệm vốn đã bị lung lay từ lâu. Nạn tham nhũng, những chiến thắng của Việt Cộng, và tình trạng đàn áp bằng bạo lực giới Phật giáo đã làm suy yếu vị thế của nó đối với Hoa Kỳ và người dân Việt Nam. Trong thời gian nhiệm chức tổng thống, JFK đã tăng cường số cố vấn tại Việt Nam lên hơn 16 nghìn người và mở các nguồn viện trợ quân sự và tài chính cho Việt Nam. Nhưng đến tháng Chín 1963, ông đã công khai bày tỏ sự bực bội của mình đối với tình hình hiện tại. “Nói cho cùng, đây là cuộc chiến của họ. Họ là người phải thắng hoặc thua cuộc chiến này,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS. Ở phía sau, các quan chức Hoa Kỳ đã liên lạc với các tướng lĩnh Nam Việt Nam, những người đang âm mưu lật đổ Diệm. Một bức điện nổi tiếng của Bộ Ngoại giao Mỹ, Điện tín số 243, đã nói thẳng với Đại sứ Henry Cabot Lodge rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ những người âm mưu đảo chính. Diệm bị lật đổ vào ngày 1 tháng Mười một 1963. Ông và người em trai mình, cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị giết chết sau khi từ chối đề nghị của Hoa Kỳ đưa họ đi tị nạn. Kennedy đã bị sốc vì cái chết của Diệm, vốn cũng là người Công giáo, và đã trở nên chán chường về tình hình thực sự đen tối của Việt Nam. Ngày 4 tháng Mười một, Kennedy đọc một nhận định về cuộc đảo chính để lưu vào hồi ký của mình. Ông liệt kê các quan chức Hoa Kỳ nào đã chống đối (em trai ông và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara) và những ai ủng hộ (nhiều nhân vật cao cấp trong Bộ Ngoại giao). JFK đã không phủi sạch vai trò của mình . “Chúng ta [ở Nhà Trắng] phải chịu một phần trách nhiệm lớn đối với việc này,” ông nói. Vậy Kennedy sẽ làm gì với Việt Nam nếu ông còn sống? Những công bố của ông trước cuộc đảo chánh được hiểu theo nhiều cách. Ông từng nói rõ với bình luận viên đài CBS Walter Cronkite vào tháng Chín rằng có thể không thể thắng được cuộc chiến. Ông cũng nói với Chet Huntley của đài NBC rằng ông tin giả thuyết domino và sự tan vỡ của Nam Việt Nam có thể thuyết phục thế giới rằng làn sóng tương lai ở Đông nam Á sẽ là “Trung Quốc và quân cộng sản.” Phát ngôn viên Nhà Trắng Pierre Salinger đã thông báo rằng đến cuối năm 1963, việc huấn luyện lực lượng Nam Việt Nam phải được tiến triển đến mức có thể rút 1 nghìn nhân viên Hoa Kỳ về nước. Sau cuộc đảo chánh, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp ở Hawaii để các quan chức Hoa Kỳ nhận định các lựa chọn cho Việt Nam. JFK nói mục đích của nó là nghiên cứu cách nào để “tăng cường độ chiến đấu,” nhưng cũng tìm cách để “đưa người Mỹ ra khỏi nơi ấy.” Sau hội nghị, cố vấn an ninh quốc gia của Kennedy là McGeorge Bundy đã cho rằng chính sách của Hoa Kỳ vẫn không có gì chắc chắc, giáo sư Dallek cho biết. Với sự cam kết của nhiều quan chức và dân biểu Hoa Kỳ đối với một giải pháp quân sự ở Việt Nam, thời điểm để thoái lui dường như không nằm trong tầm tay. Nhưng Kennedy đã đang nghĩ đến nhiệm kỳ thứ hai - và quyền tự do hành động mà nhiệm kỳ này có thể mang tới cho ông. Vào ngày 21 tháng Mười một 1963, ông nói với phụ tá của Bundy là Michael Forrestal rằng bắt đầu năm 1964, ông nên tiến hành một nghiên cứu kỹ càng về mọi khả năng về Việt Nam, bao gồm cả việc rút quân. “Chúng ta phải xem xét cả vấn đề từ dưới lên trên,” Kennedy nói, theo lời giáo sư Dallek. Cũng trong ngày đó, ông đi Texas để giải hoà và vận động gây quỹ.* -------------------------- Chú thích của người dịch: Chuyến đi của Kennedy đến thành phố Dallas, Texas để giải hoà những tranh chấp giữa những người đứng đầu đảng Dân chủ tiểu bang Texas và để vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Tại đó, ông đã bị ám sát vào ngày 22 tháng Mười một 1963. Tân thủ lĩnh Taliban muốn trả thù Cập nhật 07/11/2013. Thủ lĩnh mới của Taliban Mullah Fazlullah Taliban vừa thông báo Mullah Fazlullah làm thủ lĩnh mới, sau khi người tiền nhiệm Hakimullah Mehsud thiệt mạng trong một vụ tấn công, theo một phát ngôn viên của phe này. Ông Mullah Fazlullah là vị chỉ huy đặc biệt rắn tay, mà quân lính của ông từng bắn vào đầu cô bé và là nhà vận động Malala Yousafzai. Cố thủ lĩnh Mehsud bị giết khi máy bay không người lái bắn trúng xe của ông ở vùng Bắc Waziristan hôm 01/11. Chính phủ Pakistan đang cố gắng thiết lập đàm phán hòa bình, nhưng vị thủ lĩnh mới đã ngay lập tức từ chối lời đề nghị. Phóng viên Richard Galpin của BBC ở Islamabad nói Taliban đã ngụ ý rằng ông Mullah Fazlullah muốn trả thù cho vụ giết ông Mehsud, tuy trước đó người ta từng hy vọng lãnh đạo mới sẽ mềm mỏng hơn. Phát ngôn viên của Taliban nói với BBC rằng các chiến binh sẽ nhắm tới quân đội và đảng cầm quyền. Vụ giết ông Mehsud khiến chính phủ Pakistan giận dữ. Bộ trưởng Nội vụ Chaudry Nisar Ali Khan nói vụ tấn công “không chỉ giết chết một người, nó giết chết mọi nỗ lực hòa bình”. Mullah Radio Khi thông báo thủ lĩnh mới được đưa ra, hàng loạt súng nổ ăn mừng ở quanh thị trấn Miranshah, vùng dân tộc Bắc Waziristan. Quân của Mullah từng bắn vào đầu cô bé Malala Yousafzai Ông Mullah Fazlullah từng dẫn dắt chiến dịch tàn bạo ở Swat giữa năm 2008 và 2009, trong đó có việc thực thi nghiêm khắc luật Hồi giáo, đốt trường học, đánh đập và cả chặt đầu ở nơi công cộng. Một cái tên khác mà Mullah cũng được biết tới là Mullah Radio, do các chương trình phát thanh tuyên truyền về quy định nghiêm khắc của Hồi giáo. Người tiền nhiệm Mehsud cùng bốn người khác bao gồm hai cận vệ bị giết khi bốn hỏa tiễn phóng vào xe của họ tại vùng tây bắc thuộc Bắc Waziristan. Cũng giống như Mehsud, lãnh đạo trước của Taliban tại Pakistan cũng bị giết bằng phi cơ không người lái vào năm 2009. Caitlin Hayden, một người phát ngôn cho Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ không muốn bình luận về bất kỳ sự dính líu bào của Hoa Kỳ hoặc xác nhận cái chết kể trên mà chỉ nói rằng nếu đó là sự thật thì đó là tổn thất lớn cho Taliban. Trước đây đã có những lần tình báo Pakistan và Hoa Kỳ nói về cái chết của Mehsud nhưng sau đó cho thấy thông tin sai sự thật. Trong khi đó chính phủ Pakistan chỉ trích mạnh mẽ việc dùng máy bay không người lái là hành động vi phạm chủ quyền của Pakistan./BBC thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=107715#post107715
Posted on: Fri, 08 Nov 2013 04:20:21 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015